THÔNG BÁO SỐ 3
HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN 11 HỘI TẾ BÀO GỐC TP. HỒ CHÍ MINH NGÀY 09/12/2022

Hội Tế bào gốc TP. HCM trân trọng thông báo: Hội nghị khoa học lần XI hội Tế bào gốc TP. HCM

            Thời gian tổ chức ngày 09 tháng 12 năm 2022 (Thứ Sáu)

            Địa điểm: Khách sạn Equatorial số 242 Trần Bình Trọng, Quận 5, TP Hồ Chí Minh     

            Chủ đề: Xu hướng phát triển tế bào gốc trong tương lai

            Thành phần tham dự:
– Hội viên hội Tế bào gốc TP. HCM và các đại biểu quan tâm
– Các chuyên gia về tế bào gốc từ Việt Nam, Đài loan

Đăng ký tham dự và/hoặc cấp CME (8 tiết): TẠI ĐÂY

Phí hội nghị:

  1. Tham gia hội nghị + CME + ăn trưa: 800.000VND
  2. Tham gia hội nghị + CME:                 500.000VND
  3. Tham gia hội nghị + ăn trưa:             400.000VND
  4. Chỉ tham gia hội nghị:   Miễn phí

Hình thức đóng phí:

  1. Trực tiếp tại hội nghị hoặc chuyển khoản trước ngày 02/12/2022
  2. Số tài khoản: 2086797979, Ngân hàng Quân đội (MB Bank)
  3. Người thụ hưởng: Hội tế bào gốc TP.HCM
  4. Nội dung: CME hội nghị tế bào gốc
  5. Các trao đổi khác xin liên hệ:
    • PGS.TS.BS. Trần Công Toại, dđ 0913914672
    • PGS.TS. Trần Lê Bảo Hà, dđ 0988575507
    • PGS.TS. Trương Hải Nhung, dđ 0907974904

Hoặc liên hệ email: toaiphd@yahoo.com   

Ban tổ chức sẽ gởi thư mời đến quí đại biểu đăng ký.

Rất mong quý đồng nghiệp và các đơn vị quan tâm, tham gia hội nghị có tính quan trọng đặc biệt này. Trân trọng kính chào.

TM Hội Tế Bào Gốc Tp. HCM
Chủ tịch
(đã kí)
PGS.TS. TRẦN CÔNG TOẠI


CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ


8:00  – 16:30  09 tháng 12 năm 2022 (Thứ Sáu)

Thời gianNội dung chương trình
8:00 – 8:15Khai mạc
8:15 – 10:15Phiên 1 – Tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSCs) và Tế bào gốc từ mô chu sinh Chủ toạ: GS.TS. Trương Đình Kiệt – PGS.TS Nguyễn Văn Thuận
 8:15 – 8:30  PGS.TS Nguyn Văn Thun –Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG Tp.HCM Từ tế bào sinh dưỡng đến tế bào gốc: Ứng dụng trong liệu pháp tế bào gốc và y sinh học tái tạo
8:30 – 8:45  TS. Shiaw  Min HwangU-Neuron BioMedical Inc., Taiwan (phim) Tế bào gốc dịch ối người: Quan điểm và ứng dụng
8:45 – 9:00  TS. Phm Lê Bu Trúc – Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp.HCM Nghiên cứu tạo tấm tế bào gốc từ tế bào gốc trung mô mô dây rốn người kết hợp LunaGel
9:00 – 9:15  PGS.TS. Trần Lê Bảo Hà–Trường ĐH Khoa học Tự nhiên,ĐHQGTp.HCM Suy nghĩ về thịt nhân tạo từ tế bào gốc  
9:15 – 9:35Thảo luận chung
9:35 – 9:45  Báo cáo của nhà tài trợ  – Công ty BCE Ứng dụng tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSCs) trong thử nghiệm thuốc: Khó khăn và giải pháp
  9:45 – 10:15  Giải lao & tham quan gian hàng
10:15 – 11:30Phiên 2 – Liệu pháp tế bào gốc trung mô  Chủ toạ: PGS.TS.BS. Trần Công Toại – PGS.TS. Trn Lê Bo Hà
10:15 -10:30ThS. BS. Đỗ Xuân Trường – Viện Tế bào gốc Sài gòn Tính điều hoà miễn dịch bằng tế bào gốc trung mô
10:30 – 10:45  Ths. BS. Đinh Ngọc Quỳnh Như – Bệnh viện thẩm mỹ EMCAS Xơ phổi hậu COVID-19: Cơ sở của liệu pháp ghép tế bào gốc trung mô giúp tái tạo mô phổi
10:45 – 11:00  Ông Đng Châu Ngô Hoàng – Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh Triển khai quản lý chất lượng sản phẩm tế bào gốc trung mô trị liệu – Một số vấn đề quan tâm
11:00 – 11:20Thảo luận chung
11:20 – 11:30  Báo cáo của nhà tài trợ  – Công ty Mediworld Huyết tương giàu tiểu cầu và tế bào gốc nhung hươu trong tái tạo da
  11:30 – 13:30  Tiệc trưa
13:30 – 15:15Phiên 3 – Tế bào gốc và y học tái tạo  Chủ toạ: PGS.TS.BS. Nguyn Đình Tùng; PGS.TS. Trương Hải Nhung
13:30 – 13:45  PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng – Ứng dụng chuyển mỡ có hỗ trợ tế bào SVF trong tái tạo vú kết hợp
13:45- 14:00  TS. Huỳnh Duy Thảo – Trường đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Đánh giá tiềm năng tái tạo mô mềm của mảnh ghép từ sự kết hợp của tế bào gốc trung mô và giá thể fibrin: nghiên cứu thực nghiệm trên chuột nude
14:00 – 14:15  TS. Trần Cẩm Tú – Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm KHCN VN Nghiên cứu sự biệt hóa của tế bào gốc trung mô người thành nguyên bào xương với sự có mặt của BCP (Basic calcium phosphate)
14:15 – 14:30  TS. Đặng Trần Quân – Đại học Y dược Tp.HCM Tiềm năng tái tạo tổn thương bề mặt sụn của mảnh ghép từ sự kết hợp của tế bào gốc trung mô và giá thể collagen
14:30-14:45  ThS .Nguyễn Thị Duy Thảo – Vin Tế bào gc Sài gòn Plasma lạnh – ứng dụng trong việc kháng tế bào gốc ung thư
14:45 – 15:05  Tho lun chung  
15:05 – 15:15Báo cáo của nhà tài trợ  
15:15 – 16:00Bế mạc và trao chứng nhận Tặng hoa cảm ơn các chủ toạ và nhà tài trợ Trao chứng nhận cho các báo cáo viên Trao chứng nhận CME Phát biểu bế mạc và chụp ảnh lưu niệm

THÔNG BÁO SỐ 1 VÀ THÔNG BÁO SỐ 2

Link thông tin và đăng kí tham gia hội nghị: thông báo số 1 tại đây; thông báo số 2 tại đây

Với nhiều thành tựu từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng cận lâm sàng và lâm sàng, tế bào gốc đã mang lại những đóng góp thiết thực và hữu ích cho nền khoa học y sinh đặc biệt là y học tái tạo, y học điều trị các bệnh mạn tính, ung thư. Việt Nam với đội ngũ những nhà nghiên cứu, y bác sĩ nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc có thể nói cũng đã bắt kịp những xu hướng hiện nay của nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc. Nhăm mục đích chia sẻ những nghiên cứu, ứng dụng của tế bào gốc trên thế giới cũng như ở Việt Nam đồng thời cập nhật xu hướng phát triển tế bào gốc trong tương lai, hội Tế bào gốc Tp. Hồ Chí Minh tổ chức “HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN XI HỘI TẾ BÀO GỐC TP. HCM”.

HỘI TẾ BÀO GỐC

BAN THƯỜNG VỤ

Ban thường vụ


GS.TS. TRƯƠNG ĐÌNH KIỆT
Viện Di truyền Y học
Chủ tịch danh dự

PGS. TS. TRẦN CÔNG TOẠI
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Chủ tịch Hội

PGS.TS. PHẠM VĂN PHÚC
Viện Tế bào gốc – ĐH KHTN, ĐHQG TP.HCM
Phó Chủ tịch

PGS.TS. NGUYỄN VĂN THUẬN
Trường ĐH Quốc Tế, ĐHQG TP.HCM
Phó Chủ tịch

ThS.Bs. LÊ THỊ BÍCH PHƯỢNG
BV ĐK Vạn Hạnh
Phó Chủ tịch

BS. Phan Thanh Hào
BV ĐK Quốc Tế DNA
Ủy Viên

TS.BS. Nguyễn Hoàng Đức
BV ĐK Tâm Anh
Ủy Viên

Ths.BS. Đỗ Xuân Trường
Thẩm mỹ viện Xuân Trường
Ủy Viên

PGS.TS. Trần Lê Bảo Hà
Trường ĐHKHTN, ĐHQG TP.HCM
Ủy Viên

PGS.TS. Trương Hải Nhung
Trường ĐHKHTN, ĐHQG TP.HCM
Tổng Thư Ký

SỨ MẠNG

– Tập hợp, đoàn kết các nhà khoa học, hợp tác cùng đẩy mạnh sự nghiệp nghiên cứu ứng dụng TBG vì lợi ích con người.

– Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ khoa học có giá trị về khoa học và đời sống trong lĩnh vực TBG.

– Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về TBG.

– Góp phần xây dựng TPHCM thành một trung tâm khoa học, đào tạo tiên tiến về KHCN TBG cho cả nước, ngang tầm với khu vực và thế giới.

HỘI VIÊN

– Hội viên chính thức: là tổ chức hoặc cá nhân người Việt Nam cư trú tại TPHCM, hoạt động trong lĩnh vực có liên quan TBG.
– Hội viên liên kết: là tổ chức hoặc cá nhân người Việt Nam cư trú tại các tỉnh thành khác, người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực có liên quan TBG.
– Hội viên danh dự: là tổ chức hoặc cá nhân người Việt Nam trong hoặc ngoài nước, người nước ngoài có đóng góp cho sự nghiệp phát triển KHCN TBG Việt Nam, TPCHM.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu tổ chức của Hội TBG TPHCM gồm có:
Đại hội nhiệm kì hoặc Đại hội bất thường
Ban chấp hành
Ban kiểm tra
Văn phòng Hội và các ban chuyên môn
Các Chi Hội

ĐIỀU LỆ HỘI

Nhóm giải pháp tế bào gốc (Stem cell solution group) là nhóm bao gồm 15 nhà khoa học nòng cốt của TPHCM, đại diện cho mạng lưới trong việc:- Đề xuất chương trình, nhiệm vụ khoa học- Tư vấn các cơ sở nghiên cứu ứng dụng TBG- Phân tích, thẩm định các dự án, đề tài, chuyển giao công nghệ…
Nhóm giải pháp TBG hoạt động theo quy chế tự nguyện.

MẠNG LƯỚI

Mạng lưới Tế bào gốc (Stem cell network) là một hình thức tổ chức tự nguyện, kết nối các cơ sở khoa học, đào tạo, các doanh nghiệp đang tích cực nghiên cứu ứng dụng TBG và các nhà khoa học TBG nòng cốt trên địa bàn TPHCM (và các tỉnh, thành phố khác) nhằm: xây dựng mối quan hệ hợp tác liên ngành, đa trung tâm trong nghiên cứu ứng dụng TBG, hỗ trợ nhau về nhân lực, kỹ thuật, thiết bị. Số thành viên của mạng lưới có thể thay đổi tùy theo tình hình phát triển KHCN TBG ở thành phố.THÊM KHỐI  HÀNH ĐỘNG 

TẾ BÀO GỐC LÀ GÌ

TẾ BÀO GỐC LÀ GÌ
Tế bào gốc (stem cell) là những tế bào chưa biệt hoá, có 2 đặc tính cơ bản:
– Tự làm mới (self- renewal): Tức tự phân chia và tạo ra những tế bào gôc mới, duy trì mức chưa biệt hoá;
– Biệt hoá (Differentiation): Có thể biệt hoá thành các tế bào biệt hiệu mô của cơ thể.

 

NICHE TẾ BÀO GỐC

NICHE TẾ BÀO GỐC
Ổ tế bào gốc (Stem cell niche): Là cấu trúc mô học vi thể, phân bố trong khắp các mô, cơ quan của cơ thể. Ổ tế bào gốc tạo vi môi trường giúp tế bào gốc duy trì mức tiềm năng, khả năng phát triển và biệt hoá để tạo thành các tế bào biệt hiệu mô khác.

CÁC LOẠI TẾ BÀO GỐC

Tế bào gốc được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến là theo nguồn gốc và tiềm năng biệt hoá:
Theo nguồn gốc và chức năng
Có 4 nhóm tế bào gốc chính: Tế bào gốc phôi, Tế bào gốc trưởng thành, Tế bào gốc vạn tiềm năng cảm ứng, Tế bào gốc ung thư.

LỊCH SỬ TẾ BÀO GỐC

Stem cell timeline: The history of a medical sensation

Tế bào gốc là tế bào mà từ đó tất cả các mô của cơ thể được tạo ra. Kể từ khi tế bào gốc phôi người được nuôi cấy lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã mơ ước sử dụng chúng để sửa chữa các mô bị hỏng hoặc tạo ra các cơ quan mới

NGÂN HÀNG TẾ BÀO GỐC

Lịch sử phát triển của ngân hàng tế bào gốc Các nghiên cứu từ năm 1974 của Knudtzon cho thấy máu dây rốn có chứa các tế bào gốc tạo máu và có thể được lưu trữ lâu dài, đã mở đường cho việc ứng dụng tế bào gốc máu dây rốn trong điều trị.

TRỊ LIỆU TẾ BÀO GỐC

Trị liệu tế bào gốc là một phương pháp điều trị sử dụng các tế bào gốc, hoặc các tế bào lấy từ các tế bào gốc, để thay thế hoặc sửa chữa tế bào hoặc các mô bị hư hỏng của bệnh nhân.

NGHIÊN CỨU – ĐÀO TẠO TẾ BÀO GỐC

Top 50 nhà khoa học Tế bào gốc Ổ tế bào gốc (Stem cell niche): Là cấu trúc mô học vi thể, phân bố trong khắp các mô, cơ quan của cơ thể. Ổ tế bào gốc tạo vi môi trường giúp tế bào gốc duy trì mức tiềm năng, khả năng phát triển và biệt hoá để tạo thành các tế bào biệt hiệu mô khác.